
I. Y HỌC CỔ TRUYỀN LÀ GÌ?
Y Học Cổ Truyền là nền y học dựa trên nền tảng lý luận m Dương – Ngũ Hành, là kết quả của sự đúc kết các kiến thức, kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh truyền thống trải qua hàng nghìn năm và qua nhiều thế hệ trong các quốc gia, xã hội khác nhau. Từ việc điều chỉnh m Dương – Ngũ Hành sẽ làm cho cơ thể trở nên khỏe mạnh, phòng tránh và điều trị bệnh tật.
Y Học Cổ Truyền bao gồm các lĩnh vực : Xoa bóp bấm huyệt y học cổ truyền, Châm cứu (Điện châm, Đầu châm, Châm tê, Thủy châm…). Dược học cổ truyền ; Dưỡng sinh (Phương pháp xoa bóp, Phương pháp thực dưỡng); ; Bệnh học (Bệnh học kết hợp nội khoa, Bệnh học kết hợp Ngoại, Nhi, Nhiễm, Phụ sản và Điều trị học dùng thuốc y học cổ truyền…). Trong đó WEHA FUTURE chúng tôi đã và đang áp dụng các phương pháp : Xoa bóp bấm huyệt ( XBBH ) và Châm cứu để điều trị Bại Não cho trẻ.
Đối với phương pháp Xoa bóp bấm huyệt các kỹ thuật viên của Weha Future đang hướng đến những tác động lên các huyệt đạo, da thịt và gân khớp của trẻ, các tác động vật lý đó sẽ kích thích vào hệ thần kinh tạo nên những thay đổi của thể dịch, nội tiết, quá trình dinh dưỡng giúp nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thần kinh, cơ xương khớp giúp điều chỉnh lại cân bằng và lấy lại trạng thái không bệnh của các cơ quan và bộ phận trên cơ thể trẻ.
Đối với phương pháp Châm cứu : các thạc sĩ, bác sĩ của Weha Future hướng đến những kích thích hệ thần kinh trung ương, hệ cơ xương khớp. Điều này sẽ giải phóng các chất hóa học vào cơ, tủy sống và não. Những thay đổi sinh hóa này có thể kích thích khả năng chữa bệnh tự nhiên của cơ thể và thúc đẩy sức khỏe thể chất và cảm xúc của trẻ. Hiện tại Weha Future đang triển khai hai phương pháp điều trị đó là châm và điện châm. Tùy theo tình trạng của mỗi trẻ mà Các chuyên gia sẽ đưa ra phác đồ châm và điện châm phù hợp nhất. Để đạt được hiệu quả cao nhất thì ngoài đội ngũ chuyên gia với chuyên môn giỏi và nhiều kinh nghiệm thì chúng tôi còn đang sử dụng các dụng cụ đạt tiêu chuẩn của bộ y tế để phục phụ công tác điều trị bệnh.
- Giỏi chuyên môn - Sáng y đức
- Tận tâm - Tân lực
- Tử tế - Yêu thương
- Rõ ràng - Minh Bạch - Đối diện


II. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC BIẾN THỂ LÂM SÀN CỦA BẠI NÃO TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
1. NGUYÊN NHÂN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN.
Bệnh chủ yếu do tiên thiên bất túc và hậu thiên nuôi dưỡng không đầy đủ.
Trẻ sinh thiếu tháng thường do “tiên thiên thai bẩm thụ bất túc, nguyên khí hư yếu”. Nếu lại thêm đẻ khó, chuyển dạ kéo dài gây ngạt, nguyên khí càng bị tổn thương. Những trẻ này trong quá trình sinh trưởng và phát dục, bệnh cơ mười phần phức tạp. Thận khí hư yếu, nguồn hóa sinh ra thận tinh bất túc, nguồn sinh hóa cho cốt tủy giảm, làm xương mềm yếu, lưng gối không mạnh, chân mềm rũ không đi đứng được. Thận tinh hư, não tủy bất túc, làm trí khôn giảm sút, tinh thần mờ tối.
Trẻ ngũ trì do tiên thiên bất túc, thường dẫn đến hậu thiên thất điều. Do thận khí hư yếu, mệnh môn hỏa suy không ôn ấm được tỳ dương, làm tỳ không vận hóa được thủy cốc và bổ sung tinh cho thận, tỳ thận đều hư. Ngoài ra, do nuôi dưỡng kém, tinh huyết không đầy đủ, không có nguồn hóa sinh tân dịch, khiến bệnh nặng thêm, gây phát dục chậm, tinh thần chậm chạp.
Mặt khác, thận sinh huyết, huyết được tàng ở can. Khi thận tinh hư tổn, dẫn đến can huyết bất túc và ngược lại. Can chủ cân, can huyết hư làm trẻ chân tay co cứng, xoắn vặn, không đi được, răng nghiến chặt, có lúc can huyết hư sinh phong thành cơn động kinh
2. CÁC THỂ LÂM SÀNG.
2.1. Can thận bất túc:
TRIỆU CHỨNG :
Gân cơ mềm yếu, chậm ngồi, chậm đứng, chậm đi, chậm mọc răng… Chân tay cử động chậm chạp hoặc co cứng, khi đứng chân co rút, gồng cứng bộ phận hoặc toàn thân, bước không thẳng. Mặt lệch, mắt lác, nói ngọng, chậm nói, không rõ tiếng, thóp lâu liền, cổ lưng mềm. Đêm ngủ không yên, dễ lên cơn co giật. Lưỡi nhợt, ít rêu. Mạch trầm tế, chỉ văn nhợt.
Thường gặp trong bại não thể co cứng, thể phối hợp, thể thất điều.
2.2. Tâm tỳ hư:
TRIỆU CHỨNG :
Chậm nói, nói ngọng, tinh thần đần độn, tứ chi mềm yếu, cử động chậm chạp, khó khăn, bước đi không thẳng, cơ nhục mềm, lỏng lẻo, tóc mọc chậm, vàng, khô thưa. Miệng chảy dãi, nhai bú vô lực, nuốt thức ăn khó khăn, biếng ăn. Lưỡi nhợt bệu, ít rêu. Mạch tế hoãn, chỉ văn nhạt.
Thường gặp trong bại não thể liệt mềm, thể thất điều.
2.3. Đàm ứ :
TRIỆU CHỨNG :
Thất ngôn, nghe kém, tinh thần mờ tối, phản ứng chậm chạp. Cử động không tự chủ. Nuốt thở khó khăn, họng có tiếng đờm khò khè. Cứng khớp, cơ nhục mềm, lỏng lẻo. Có thể có cơn động kinh. Chất lưỡi bệu có điểm ứ huyết, rêu nhớt. Mạch trầm sáp hoặc hoạt, chỉ văn tối trệ.
Thường gặp ở bại não do di chứng viêm não – màng não.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Bộ Y tế (2013). Quy trình khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu, Quyết định 792/QĐ-BYT ban hành ngày 12/3/2013.
Bộ Y tế (2015), Danh mục thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc Y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ Bảo hiểm Y tế, Thông tư 05/2015/TT-BYT ban hành ngày 17/3/2015.
Trần Thị Thu Hà, Trần Trọng Hải (2005), Phát hiện sớm, can thiệp sớm một số dạng tàn tật ở trẻ em Việt Nam, NXB Y học.
Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2017), Phục hồi chức năng cho trẻ bại não, Nhi khoa YHCT.